Monday, October 25, 2010

Hờ Hững-Tế Hanh

Anh tưởng chỉ cần trông thấy thôi
Là em hiểu rõ lòng anh rồị
Mối tình chan chứa trong đôi mắt
Anh biết làm sao nói những lờị

Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng

Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỉ niệm của dòng trôi
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Quê Hương - Giang Nam

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
"Ai bảo chăn trâu là khổ ?"
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.

Nhớ những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được...
Chưa đánh roi nào đã khóc
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích...

Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ tôi đi

Cô bé nhà bên (có ai ngờ!)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)
Giữa cuộc hành quân không nói được
một lời...
Đơn vị đi qua tôi ngoái đầu nhìn lại
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi

Hòa bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
- Chuyện chồng con... (khó nói lắm anh ơi)!
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn, ngậm ngùi
Em để yên trong tay tôi nóng bỏng

Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh chết nửa con người!

Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn,  roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.

Wednesday, September 29, 2010

CÂY TÁO

-------------------------------------------------------
     Truyện này mình thích nên dịch lại thế thôi...
     Nếu có ai đọc thì góp ý nha! :D
     Và đừng quên câu nhắn nhủ cuối truyện!
-------------------------------------------------------

A long time ago, there was a huge apple tree. A little boy loved to come and play around it everyday. He climbed to the treetop, ate the apples, took a nap under the shadow… He loved the tree and the tree loved to play with him. Time went by…the little boy had grown up, and he no longer played around the tree every day. One day, the boy came back to the tree and he looked sad.

Rất lâu về trước, có một cây táo lớn. Có một cậu bé hàng ngày đến chơi với nó. Cậu bé trèo lên ngọn cây, ăn những quả táo và đánh một giấc ngủ dưới bóng cây. Cậu yêu cái cây và nó cũng thế, nó rất vui khi chơi với cậu bé. Thời gian trôi qua, cậu bé ngày nào bây giờ đã lớn, và rất lâu rồi cậu không còn chơi đùa bên cây táo mỗi ngày nữa. Nhưng, một ngày nọ, cậu bé quay trở lại chổ cây táo và trông cậu có vẻ buồn.

Friday, September 17, 2010

NK VŨ TRỤ CỦA ION LẶNG LẼ


NHẬT KÝ VŨ TRỤ CỦA ION LẶNG LẼ
CUỘC PHIÊU LƯU THỨ BẢY
Xtanixlap Lem
Dịch giả: Đoàn Tử Huyến và Hiếu Trang


Thứ hai mồng hai tháng tư, khi tôi đang bay gần hành tinh Betengây thì bị một mảnh thiên thạch không lớn hơn hạt đậu mấy tí xuyên thủng vỏ thành tàu làm hỏng bộ phận điều chỉnh công suất động cơ và tay lái - không thể điều khiển tên lửa được nữa.

Tôi mặc bộ quần áo công tác, chui ra ngoài tàu để sửa chỗ hỏng, nhưng thấy ngay là không có thêm người giúp thì không thể nào lắp nổi tay lái dự trữ mà tôi đã cẩn thận mang theo. Các công trình sư đã thiết kế con tàu rất dở: một người không thể một mình vặn chặt được êcu, phải có một người nữa dùng clê giữ cứng lấy đầu chiếc ốc. Thoạt tiên, điều đó không làm tôi lo lắng cho lắm, và tôi đã mất mấy giờ liền thử dùng chân giữ một chiếc clê, còn tay thì quay êcu theo chiều ngược lại. Nhưng đã quá giờ ăn trưa rồi mà mọi cố gắng của tôi đều vô ích. Đúng lúc hầu như tôi đã sắp vặn được, thì chiếc clê tuột khỏi chân tôi và rơi vào khoảng không vũ trụ. Thế là không những tôi đã không chữa được gì mà còn để mất toi cái dụng cụ quý giá và đành bất lực nhìn theo chiếc clê đang bay ngày càng xa, ngày một nhỏ dần trên nền trời đầy sao.
Một lúc sau chiếc clê bay vòng lại theo một quỹ đạo hình elip dẹt, nhưng mặc dù đã trở thành vệ tinh của con tàu, nó vẫn không chịu bay gần lại đủ để cho tôi có thể với tay tóm lấy. Tôi quay vào trong tàu, ăn uống qua loa rồi ngồi ngẫm nghĩ xem làm cách nào để thoát khỏi tình trạng phiền toái đó.

Trong khi ấy con tàu vẫn tiếp tục bay theo đường thẳng với tốc độ ngày một tăng, bởi cái mảnh thiên thạch khốn nạn kia làm tàu của tôi hỏng mất cả bộ phận điều chỉnh công suất. Thực ra, trên đường bay không có một vật thể vũ trụ nào, nhưng không lẽ lại để cho chuyến bay cứ mù quáng kéo dài vĩnh viễn như vậy.Thoạt đầu tôi còn kìm được cơn giận, song khi ăn trưa xong đi rửa bát, tôi phát hiện là động cơ nguyên tử nóng rực lên do quá tải đã làm hỏng mất của tôi miếng thịt bò ngon nhất mà tôi để dành trong tủ lạnh cho bữa ăn ngày chủ nhật; trong một thoáng tôi mất tự chủ và tuôn ra những lời chửi rủa cay độc, đập vỡ mất một số bát đĩa. Làm thế thì quả là chẳng thông minh gì, nhưng nó cũng giúp tôi ít nhiều trút vợi nỗi bực trong lòng. Thêm vào đó, miếng thịt bò tôi vứt ra ngoài khoang tàu đáng lẽ ra phải bay vào vũ trụ thì lại như không muốn xa con tàu mà cứ xoáy vòng quanh nó như một vệ tinh nhân tạo thứ hai, và cứ mười một phút bốn giây lại gây ra hiện tượng nhật thực ngắn ngủi. Để cho thần kinh được thư giãn, tôi ngồi lì cho đến tối, tính toán các phần tử chuyển động của nó cùng độ sai lệch của quỹ đạo do chuyển động của chiếc clê tôi đánh rơi gây nên. Tôi tính ra là sáu triệu năm nữa miếng thịt bò sẽ đuổi kịp chiếc clê, quay xung quanh tàu với một quỹ đạo tròn rồi sau đó sẽ bay vượt đi.

Mệt mỏi vì những tính toán, tôi đi nằm ngủ. Nửa đêm tôi có cảm giác như có ai đó túm lấy vai tôi mà lay. Tôi mở mắt và thấy một người đương cúi xuống bên giường, mặt của anh ta nom rất quen mặc dù tôi không thể hiểu được người đó là ai.

Thursday, September 2, 2010

TỰ NHIÊN VIẾT RỨA THÔI...

    Nhắc đến A Lưới, người ta thường nghĩ đến ngay đến ở nhà sàn, ăn cơm nếp, mặc thổ cẩm. Nhưng thường thì đó chỉ là suy nghĩ của những người "lạ", họ có thể là một du khách trong nước, nước ngoài hay nói cách khác đúng hơn là những người không biết, mới biết hay ở xa nơi này.

    Có một điều đáng buồn rằng phần lớn người dân thành phố Huế không biết hoặc có cái nhìn không đúng về A Lưới. Lý do lớn nhất có lẽ là vì phần đông họ chưa bao giờ dùng chính đôi chân và con mắt của mình để nhìn A Lưới. Đáng buồn hơn khi số đông đó là các bạn trẻ thế hệ 8, 9x... Dám khẳng định rằng trong suy nghĩ của họ, A Lưới sẽ luôn đi kèm với các cụm từ như:  rừng rú, hổ, kém văn minh... và từ quan trọng nhất phải nói đến là: "dân tộc". Từ dân tộc ở đây chắc chắn sẽ không có mang nghĩa gốc của nó nữa mà sẽ mang theo đấy một thái độ phân biệt..

    Đó là thực tế, đáng buồn nhưng có thật... Mà thôi, bỏ qua những điều này vì có nói cả ngày cũng không hết chuyện được.

     Hôm nay, nghĩ lễ, không có kế hoạch gì nên ngồi ở nhà từ sáng đến giờ. Buồn, tìm xem có bài viết nào viết về A Lưới mình không đọc cho vui. Một vòng quanh các trang tiếng việt thì đều là những bài đã đọc rồi, bất chợt nghĩ không biết người nước ngoài du lịch đến AL có post ảnh lên không, tìm xem. Cũng không nhiều lắm nhưng có cái này:

 Bru woman @ A luoi Markets, Prao, Vietnam

     "Man at our guesthouse recommended getting up @ 5am to visit the local market in town at the women from the Bru minority village come to town to sell their produce. So up we got and went down there in the freezing cold, he forgot to mention the sun doesnt come up until 6am and although the markets were going full swing it was pitch black and everyone was shopping with flashlights. Huddled in a cafe drinking coffee til dawn so I could see the minority women, they are well known for their love of smoking pipes."

     Ừ, hay ở chổ nó rất thật và rất lâu rồi mình không được chứng kiến.

Saturday, August 14, 2010

VỀ VỚI MẠ ĐI CON !

Cảm xúc rất chân thật và gần gũi.. Khi đọc bài viết này chắc ai cũng phải suy nghĩ ít nhiều..
Link: http://quangtrionline.org...

--------------------------------------------------------------------------------
Viết bởi Hoàng Công Danh
Thứ sáu, 12 Tháng 6 2009 05:27
Ba nằm trên chiếc võng, vừa đung đưa vừa hát: "Quảng Trị miềng ơi năm ni gạo mất mùa. Chồng bàn với vợ đào hố chôn con!". Mạ nói ba mi hát chi mà buồn rứa hè? Rứa để tui hát lại: "Quảng Trị miềng ơi trung ương gọi lấy mì. Quảng Bình nghe lộn liền đánh xe đi".

Đó là những ngày đói, đói thì hát vu vơ, hát như cầu kinh kêu trời kêu Phật. Vụ Hè-Thu vốn xưa nay là vụ lúa cay nghiệt, nào là chuột phá, bọ rầy, hạn hán, rồi không chừng ông trời mần cho cái lũ tiểu mãn thì cũng đọa luôn.

1. Đói, lại đẻ. Nhà hàng xóm đẻ. Đẻ con gái thì tên chi mà chẳng được. Thôi thì năm Bính Tý đặt tên là Chuột. Khổ! Cánh đồng mùa ni chuột ngứa răng nó cắn nát hết. Hận con chuột không biết mấy cho ngạ mà còn đặt tên con là Chuột!

Bé Chuột sinh ra nhỏ tí tẹo như con chuột. Suốt ngày khóc đòi sữa. Thím Sóc vú teo tóp, bóp mãi bóp hoài ra được mấy giọt. Có chi ăn mô mà vẹ có sữa? Buổi tối thím mệt quá ngủ lịm đi, sáng ra bé Chuột đã chết. Khát sữa không còn sức kêu, nó chết lúc mô thím cũng chẳng biết.

Chôn bé Chuột xong. Thím Sóc ngồi bên mộ con, hai tay đập ình ịch xuống đất, cả đầu cũng đập xuống. Vừa đập vừa khóc: "Về với mạ đi con! Ở lại đây mần chi, lạnh lẽo lắm. Về với mạ đi! Mạ bứt lá ăn cho có sữa để con bú. Nghe mạ nói không? Về với mạ đi con!".

"Quảng Trị miềng ơi năm ni gạo mất mùa. Chồng bàn với vợ đào hố chôn con!".



2. Mạ bưng cái rổ rau, chạy sần sật từ đầu chợ đến cuối chợ. Vừa đi vừa rao:

- Ai cải không? Ngò không? Rau thơm ném lá chi cũng có hết!

Đi hết ba lượt như rứa mà chẳng ai mua cho. Ở làng rau màu nhà ai cũng có trồng, mua mần chi? Mỏi cẳng quá, mạ ngồi bệt xuống đất, đặt cái rổ rau trước mặt. Suốt cả buổi sáng bán được ba bó cải hai trăm bạc. Mạ dắt tôi tới quầy chè o Thảo. Tôi ngồi lên chiếc ghế ăn chè. Mạ đứng sau lưng, không ăn. Mạ nói với o Thảo:

- Hôm ni cho thằng cu Méo đi chợ. Đem mủng rau đi bán kiếm tiền mua cho hắn tô bún mà rau ế quá, chỉ bán được hai trăm, đủ mua ly chè.

Đó là ly chè đầu tiên trong đời tôi được ăn ở chợ Thuận. Cái muỗng vát lia lịa một nhoáng đã hết sạch, lưỡi muỗng chạm vào đáy ly kêu ken két. Mạ nói đừng vét nữa con, hết chè rồi, thôi về nhà, bữa khác có tiền mạ cho ăn thêm. Tôi đứng dậy, bước đi theo mạ, đi mười bước rồi còn quay lui nhìn quán chè. Mạ nói dòm chi dòm hoài, thôi, về với mạ đi con! Tôi cứ ước chi mạ có tiền cho mình ăn thoải mái, chắc mình ăn hết mấy cái soong chè đó luôn.

3. Trời mưa suốt mấy ngày. Đi học trường làng. Mỗi đứa che một miếng ni-lông, cái thứ này là người ta dùng để che chuồng vịt! Nhưng có được tấm ni-lông che đi học là đã tốt lắm rồi. Nhà tôi nghèo, đến ni-lông cũng chẳng có mà che. Ba lấy cái bao bóng lót trong xách phân URÊ, đem ra cắt hai góc bao, cắt giữa đít bao thêm một lỗ nữa. Hai lỗ ở góc bao chuồi tay qua, còn đầu chui qua cái đít bao! Nhà nghèo, ai bảo chui qua đít người rồi cho ăn cho học mình cũng chui chớ nói chi cái đít bao! Đội thêm cái nón cời nữa là tới lớp được. Thấy người ta đi học mình cũng đi học chớ chẳng biết học mần chi?

Cô giáo đòi học phí. Học phí là chi? Học phí là tiền chơ chi nữa. Một tháng không có tiền nộp, mấy thằng bỏ học hết. Mạ nói cứ tới lớp, cô có đòi tiền thì nói mai mạ lên nộp cho. Ngày mô tới lớp cũng nói mai mạ lên nộp. Mà cả tháng ba mươi cái mai như rứa chưa chộ mạ tới nộp. Hôm đó mạ tới lớp. Tôi ngồi học đói quá chịu không nổi, gập đầu xuống bàn. Cô giáo nói thằng đi ở nhà mần chi mà lên lớp ngủ cục! Mạ tới đứng ngoài cửa lớp kêu: "Về đi con. Học mần chi? Mạ không có tiền nộp mô. Học mần chi. Người ta vay gạo vay tiền chớ chữ nghĩa ai vay mà học! Thôi, về với mạ đi con!". Mạ dắt tay tôi đi về.

Ba nằm võng hát: "Quảng Trị miềng ơi, cha con chẳng có tiền. Ăn còn chẳng đủ học mần chi?".

4. Tháng chín. Lụt một trận đã đời! Lụt xong thì được cứu trợ mì tôm với áo quần. Thành ra lụt là sướng chớ không phải khổ (!). Đi chia hàng cứu trợ ai cũng đòi lấy mì tôm, nhất quyết không lấy áo quần. Đói mới chết, ở lỗ thì đâu có chết mà lo!

Mụ Dậu ở bên cạnh nhà tôi. Mấy hôm lũ đói xanh mắt. Hôm nay nhận được năm gói mì tôm, mụ đem cả năm gói nấu nước sôi chế ăn. Chờ nước sôi, mụ ra hiên đứng nói oang oang, đói quá ăn một bữa cho sướng coi! Nói xong khóc hu hu, tại nhớ chú Thân con mụ. Hồi tháng 5, chú Thân đi đào khoai về ăn, đào răng lại trúng quả bom nổ tan xác.

"Dưới đất này khoai lẫn với bom, nhiều khi muốn thò tay moi khoai lại sợ nhầm kíp nổ. Ôi có nơi mô sự sống và cái chết gần nhau đến rứa?"

Chế xong soong mì tôm, mụ Dậu lại khóc. "Thân ơi! Về mà ăn con ơi, có mì chính phủ cho đây nì. Về với mạ đi con! Nằm chi giữa đồng giữa bãi rứa con ơi!".

Nửa đêm mụ Dậu chết. Tại đói liên miên, chừ ăn nhiều đột ngột nên bội thực.

* * *

Hôm nay chi một khoản tiền kha khá, bù khú ăn uống. Ăn đồ tây, uống rượu tây, ở quê mình gọi là ăn đồ ngoại uống rượu ngoại. Ăn uống no say, tôi lên giường đi nằm. Nửa đêm mơ thấy tiếng mạ gọi:

"Ở bên nớ ăn uống có cực lắm không con? Làng miềng mới gặt lúa xong, có cơm rồi, không phải độn sắn độn khoai nữa. Về mạ nấu cho bữa cơm trắng mà ăn. Về với mạ đi con!".

Minsk, 6.2009
HOÀNG CÔNG DANH

Tuesday, June 22, 2010

SHORT VOWEL



Những trường hợp phát âm là /ɪ/

1. “a” được phát âm là /ɪ/ khi: đối với những danh từ có hai âm tiết và có tận cùng bằng age
damage/’dæmɪdʒ/sự thiệt hại
luggage/’lʌgɪdʒ/hành lý
message/’mesɪdʒ/thông điệp
voyage/'vɔɪɪdʒ/cuộc du lịch
passage/’pæsɪdʒ/sự đi qua, thông qua

2. “e” được phát âm là /ɪ/ trong tiếp đầu ngữ “be”, “de” và “re”
begin /bɪ’gɪn/ bắt đầu
become/bɪ’kʌm/ trở nên
decide/dɪ’saɪd/ quyết định

3. “i” được phát âm là /ɪ/ trong từ có một âm tiết và tận cùng bằng một hoặc hai phụ âm i+phụ âm
win /wɪn/ chiến thắng
miss/mis/nhớ
twin/twɪn/ sinh đôi 

4. "ui" được phát âm là /ɪ/
build /bɪld/ xây 
guilt/gɪlt/ tội lỗi
equivalent/I’kwɪvələnt/  tương đương

Các nguồn liên quan: BBC, tienganh123.com

Monday, June 21, 2010

CÁCH ĐỌC PHIÊN ÂM QUỐC TẾ

    Nếu muốn biết từ vựng ta phải tra từ điển, và muốn đọc được từ đó ta phải biết cách đọc phiên âm quốc tế, không còn cách nào khác.

   Hồi còn ngồi ghế THCS rồi THPT, tôi mà có lẽ hầu hết các bạn của tôi chẳng ai quan tâm đến điều quan trọng này, kể cả thầy cô. Chúng tôi chỉ nghe thầy cô đọc mẫu rồi đọc theo, chưa bao giờ tự mình tra từ điển xem từ này, từ kia đọc như thế nào cho đúng.. và cũng có thể nói là việc không thể. Các ký tự phiên âm hồi đó với chúng tôi có lẽ là quá xa lạ. Chúng tôi ko được giới thiệu rõ ràng về những điều này trong một bài học cụ thể nào.

   Mà thôi, phải vào chủ đề chính... Khi bạn tra từ điển thì phần phiên âm thường nằm trong hai dấu [] hoặc //. Đây chính là cách để chúng ta đọc từ đó..
ví dụ: Hello /'he'lou/

  (Tìm hiểu thêm về nguyên âm và phụ âm)
   - Nguyên âm ngắn
   - Nguyên âm dài
   - Nguyên âm đôi
   - Phụ âm tỏ
   - Phụ âm câm

Hãy kích chuột vào để nghe cách đọc ký tự đó...


   Tiếp theo là vài đoạn video về nguyên âm và phụ âm trong tiếng anh
Nguyên âm:



Nguyên âm đôi



Phụ âm



Hay và cụ thể, nguồn: www.bbc.co.uk
Kích chuột vào để xem.

VOWEL SHORT


VOWEL LONG


DIPHTHONGS(double vowel sounds)


VOICELESS CONSONANTS


VOICED CONSONANTS


   Trong nội dung bài này tôi chỉ tổng hợp một số nguồn tài liệu phục vụ cho bước đầu của mình. Trong các bài tiếp theo tôi sẽ đi cụ thể vào từng nguyên-phụ âm.

PHƯƠNG PHÁP NGHE TIẾNG ANH

 Như đã nói lần trước...


Một trong những trở ngại lớn nhất của chúng ta khi học một ngoại ngữ ấy là chúng ta quá… thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm….

Quá thông minh: vì mình không thể nào chấp nhận nghe một câu mà mình không hiểu: cần phải hiểu một câu nói gì trước khi nghe tiếp câu thứ hai, nếu không thì mình không buồn nghe tiếp.
Quá kinh nghiệm: Cuộc đời đã dạy ta không nghe những gì người khác nói mà chỉ hiểu những gì mà nội dung chuyển tải. Nếu không hiểu nội dung, chúng ta không thể lặp lại lời người kia. Cũng vì thế mà – trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ – mỗi lần nghe một câu tiếng Anh thì trong đầu phải dịch ra được tiếng Việt thì mới yên tâm, bằng không thì … câu ấy không có nghĩa.
Thế nhưng, đấy là lối học sinh ngữ ngược chiều. 

Tôi biết được 6 ngôn ngữ, trong đó có ba ngôn ngữ thành thạo nghe nói đọc viết: Việt – Anh – Pháp, và tôi thấy rằng trong các ngôn ngữ tôi biết thì, một cách khách quan, nghe và nói tiếng Việt là khó nhất (vì ở phương tây, không có ngôn ngữ nào mà mình đổi cao độ của một từ thì ý nghĩa từ ấy lại thay đổi: ma – má – mà – mạ – mã – mả). Nhưng các bạn ở forum này, cũng như tôi, đều không có vấn đề gì cả với cái sinh ngữ khó vào bậc nhất ấy!
Thế nhưng những thầy cô dạy chúng ta nghe nói tiếng Việt chẳng phải là những vị chuyên viên ngôn ngữ như các thầy ngoại ngữ mà ta học tại các trường. Thầy dạy tiếng Việt chúng ta là tất cả những người quanh ta từ ngày ta ra đời: cha mẹ, anh chị, hàng xóm, bạn bè… nghĩa là đại đa số những người chưa có một giờ sư phạm nào cả, thậm chỉ không có một khái niệm nào về văn phạm tiếng Việt. Thế mà ta nghe tiếng Việt thoải mái và nói như sáo. Còn tiếng Anh thì không thể như thế được. Ấy là vì đối với tiếng Việt, chúng ta học theo tiến trình tự nhiên, còn ngoại ngữ thì ta học theo tiến trình phản tự nhiên.
Từ lúc sinh ra chúng ta đã nghe mọi người nói tiếng Việt chung quanh (mà chẳng bao giờ ta phản đối: “tôi chẳng hiểu gì cả, đừng nói nữa”! Mới sanh thì biết gì mà hiểu và phản đối!). Sau một thời gian dài từ 9 tháng đến 1 năm, ta mới nói những tiếng nói đầu tiên (từng chữ một), mà không hiểu mình nói gì. Vài năm sau vào lớp mẫu giáo mới học đọc, rồi vào lớp 1 (sáu năm sau khi bắt đầu nghe) mới tập viết… Lúc bấy giờ, dù chưa biết viết thì mình đã nghe đưọc tất cả những gì người lớn nói rồi (kể cả điều mình chưa hiểu). Như vậy, tiến trình học tiếng Việt của chúng ta là Nghe – Nói – Đọc – Viết. Giai đoạn dài nhất là nghe và nói, rồi sau đó từ vựng tự thêm vào mà ta không bao giờ bỏ thời gian học từ ngữ. Và ngữ pháp (hay văn phạm) thì đến cấp 2 mới học qua loa, mà khi qua hết trung học thì ta đã quên hết 90% rồi.
Nhưng tiến trình ta học tiếng Anh (hay bất cứ ngoại ngữ nào) thì hoàn toàn ngược lại.
Thử nhìn lại xem:
Trước tiên là viết một số chữ và thêm nghĩa tiếng Việt nếu cần. Kể từ đó, học càng nhiều từ vựng càng tốt, kế đến là học văn phạm, rồi lấy từ vựng ráp vào cho đúng với văn phạm mà VIẾT thành câu! Rồi loay hoay sửa cho đúng luật! Sau đó thì tập đọc các chữ ấy trúng được chừng nào hay chừng ấy, và nhiều khi lại đọc một âm tiếng Anh bằng một âm tiếng Việt! (ví dụ fire, fight, five, file… đều được đọc là ‘phai’ ).
Sau đó mới tới giai đoạn NÓI, mà ‘nói’ đây có nghĩa là Đọc Lớn Tiếng những câu mình viết trong đầu mình, mà không thắc mắc người đối thoại có hiểu ‘message’ của mình hay không vì mình chỉ lo là nói có sai văn phạm hay không. Lúc bấy giờ mới khám phá rằng những câu mình viết thì ai cũng hiểu, nhưng khi mình nói thì chỉ có mình và … Thượng Đế hiểu thôi, còn người bản xứ (tiếng Anh) thì ‘huh – huh’ dài cổ như cổ cò!
Sau thời gian dài thật dài, mình khám phá rằng mình từng biết tiếng Anh, và nói ra thì người khác hiểu tàm tạm, nhưng khi họ nói thì mình không nghe được gì cả (nghĩa là nghe không hiểu gì cả). Lúc bấy giờ mới tập nghe, và rồi đành bỏ cuộc vì cố gắng mấy cũng không hiểu được những gì người ta nói.
Vấn đề là ở đó: chúng ta đã học tiếng Anh ngược với tiến trình tự nhiên, vì quá thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm.
Tiến trình ấy là Viết – Đọc – Nói – Nghe!
Vì thế, muốn nghe và nói tiếng Anh, chuyện đầu tiên là phải quên đi kinh nghiệm và trí thông minh, để trở lại trạng thái ‘sơ sinh và con nít’, và đừng sử dụng quá nhiều chất xám để phân tích, lý luận, dịch thuật!
Và đây là bí quyết để Nghe: 
A. Nghe thụ động:
1. – ‘Tắm’ ngôn ngữ. Nghe không cần hiểu: Hãy nghe! Đừng hiểu.
Bạn chép vào CD một số bài tiếng Anh (ví dụ từ trên forum này). Mỗi bài có thể dài từ 1 đến 5 phút.
Khi nào bạn ở nhà một mình, thì mở các bài đó ra vừa đủ nghe, và cứ lặp đi lặp lại mãi ra rả như âm thanh nền suốt ngày. Bạn không cần để ý đến nó. Bạn cứ làm việc của mình, đánh răng, rửa mặt, học bài làm bài, vào internet… với tiếng lải nhải của bài tiếng Anh. (thậm chí, trong lúc bạn ngủ cũng có thể để cho nó nói).
Trường hợp bạn có CD player, USB player hay iPod, thì đem theo để mở nghe khi mình có thời gian chết – ví dụ: di chuyển lâu giờ trên xe, đợi ai hay đợi đến phiên mình tại phòng mạch.
Công việc ‘tắm ngôn ngữ’ này rất quan trọng, vì cho ta nghe đúng với từng âm của một ngôn ngữ lạ. Tai của chúng ta bắt rất nhanh một âm quen, nhưng loại trừ những âm lạ. Ví dụ: Nếu bạn nghe câu: ‘mặt trời mọc cánh khi chim voi truy cập chén chó’, một câu hoàn toàn vô nghĩa, nhưng bảo bạn lặp lại thì bạn lặp lại được ngay, vì bạn đã quá quen với các âm ấy. Nhưng khi một người nói một câu bằng chừng ấy âm (nghĩa là 11 âm/vần), trong ngôn ngữ bạn chưa từng học, và bảo bạn lặp lại thì bạn không thể nào lặp lại được, và bảo rằng… không nghe được! (Bạn có điếc đâu! Vấn đề là tai bạn không nhận ra được các âm!) Lối ‘tắm ngôn ngữ’ đó chỉ là vấn đề làm quen đôi tai, và sau một thời gian (lâu đấy chứ không phải vài ngày) bạn sẽ bắt được các âm của tiếng Anh, và thấy rằng âm ấy rất dễ nghe, nhưng hoàn toàn khác với âm Việt.
Đừng nản lòng vì lâu ngày mình vẫn không phân biệt âm: hãy nhớ rằng bạn đã tắm ngôn ngữ tiếng Việt ít ra là 9 tháng liên tục ngày đêm trước khi mở miệng nói được tiếng nói đầu tiên và hiểu được một hai tiếng ngắn của cha mẹ; và sau đó lại tiếp tục ‘tắm ngôn ngữ’ Việt cho đến 4, 5 năm nữa!
2 – Nghe với hình ảnh động.
Nếu có giờ thì xem một số tin tức bằng tiếng Anh (một điều khuyên tránh: đừng xem chương trình tiếng Anh của các đài Việt Nam, ít ra là giai đoạn đầu, vì xướng ngôn viên Việt Nam, phần lớn, nói rất gần với âm Việt Nam (kể cả pronounciation), nên mình dễ quen nghe, và từ đó lỗ tai mình lại hỏng, về sau lại khó nghe người bản xứ nói tiếng Anh – thế là phải học lại lần thứ hai!). Các hình ảnh đính kèm làm cho ta ‘hiểu’ được ít nhiều nội dung bản tin, mà không cần phải ‘dịch’ từng câu của những gì xướng ngôn viên nói. Bạn sẽ yên tâm hơn, sau khi nghe 15 phút tin tức, tự tóm lược lại, thì mình thấy rằng mình đã nắm bắt được phần chính yếu của nội dung bản tin. Và đây là cách thư hai để tắm ngôn ngữ.
B. Nghe chủ động.
1. Bản tin special english:
- Thu một bản tin, và nghe lại rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng nấy… nhớ là đừng tra cứu tự điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Đoán nghĩa trong nội dung câu, và nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu trở đi trở lại hoài.
(Ngày xưa, trên đài VOA, sau mỗi chương trình tôi thường nghe một cụm từ tương tự như: statue, statute hay statu gì đó, mà không biết viết thế nào, tuy vẫn hiểu đại loại là: hãy đợi đấy để nghe tiếp. Mãi sau này tôi mới biết rằng thuật ngữ rất quen thuộc ấy là ‘stay tune’, nhưng một thời gian dài, chính tả của chữ ấy đối với tôi không thành vấn đề!)
2. Chăm chú nghe lại một số bài mình từng nghe trong giai đoạn ‘tắm ngôn ngữ’
- Lấy lại script của những bài mình từng nghe, đọc lại và nhớ lại trong tưởng tượng lời đọc mà mình từng nghe nhiều lần.
Sau đó xếp bản script và nghe lại để hiểu. Lần này: tự nhiên mình sẽ nghe rõ từng tiếng và hiểu. Trường hợp không hiểu một từ hay cụm từ, thì gắng lặp lại nhiều lần đúng như mình đã nghe, sau đó lật lại script để so sánh.
3. Nghe nhiều lần, trước khi đọc script.
Sau đó, đọc lại script, chủ yếu kiểm tra những từ mình đã nghe hoặc đoán, hoặc những từ mà mình có thể phát âm lại nhưng không hiểu viết và nghĩa thế nào. Qua việc này, nhiều khi ta phát hiện rằng một từ mình rất quen thuộc mà từ xưa đến nay mình cứ in trí là phải nói một cách nào đó, thì thực ra cần phải nói khác hẳn và phát âm như thế thì mới mong nghe đúng và nói cho người khác hiểu. Sau đó, xếp bản script và nghe lại một hai lần nữa. (Ví dụ: hai chữ tomb, bury, khi xưa tôi cứ đinh ninh là sẽ phát âm là ‘tôm-b(ơ), bơri’ – sau này nghe chữ ‘tum, beri’ tôi chẳng hiểu gì cả – dù cho tôi nghe rõ ràng là tum, beri -cho đến khi xem script thì mới vỡ lẽ!)
4. Học hát tiếng Anh, và hát theo trong khi nghe.
Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình nghe (nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc độ, trường độ và âm điệu tiếng Anh).
Và nói cho đúng giọng (qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu nói bình thường rất nhiều.

Trước khi tạm dừng topic này, tôi muốn nói thêm một điều.
Có bạn bảo rằng hiện nay mình chưa hiểu, nên cố gắng nghe nhiều cũng vô ích, để mình học thêm, khi nào có nhiều từ vựng để hiểu rồi thì lúc đó sẽ tập nghe sau.
Nghĩ như thế là HOÀN TOÀN SAI. Chính vì bạn chưa hiểu nên mới cần nghe nhiều hơn những người đã hiểu. Muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, không thể lấy lý do rằng vì mình không thể nổi nên ở trên bờ học cho hết lý thuyết rồi thì mới nhảy xuống, và sẽ biết bơi! Chưa biết bơi mà xuống nước thì sẽ uống nước và ngộp thở đấy, nhưng phải thông qua uống nước và ngộp thở như thế thì mới hy vọng biết bơi.
Muốn biết bơi, thì phải nhảy xuống nước, và nhảy khi chưa biết bơi. Chính vì chưa biết bơi nên mới cần nhảy xuống nước.
Muốn biết nghe và hiểu tiếng Anh thì phải nghe tiếng Anh, nghe khi chưa hiểu gì cả! Và chính vì chưa hiểu gì nên cần phải nghe nhiều.
C. NGHE BẰNG TAI
Khi tôi bảo rằng chúng ta gặp trở ngại khi học ngoại ngữ vì thông minh và có nhiều kinh nghiệm, có người cho rằng đó là nói theo nghĩa bóng. Không phải đâu, tôi nói theo nghĩa đen đó! Qua sự kiện sau (và anh/chị/em (ACE) chắc chắn cũng từng gặp những trường hợp tương tự) ACE sẽ thấy ngay. Một người bạn từng dạy Anh Văn ở Trung Tâm Ngoại Ngữ với tôi, sau này sang định cư ở Mỹ. Anh cùng đi với đứa con 7 tuổi, chưa biết một chữ tiếng Anh nào. 11 năm sau tôi gặp lại hai cha con tại Hoa Kỳ. Con anh nói và nghe tiếng Anh không khác một người Mỹ chính cống.
Trong khi đó anh nói tiếng Anh tuy lưu loát hơn xưa, nhưng rõ ràng là một người nước ngoài nói tiếng Mỹ. Khi xem chương trình hài trên TV, con anh cười đúng với tiếng cười nền trong chương trình, trong khi đó anh và tôi nhiều khi không hiểu họ nói gì đáng cười: rõ ràng là kỹ năng nghe của con anh hơn anh rồi! Điều này chứng tỏ rằng khi sang Mỹ, anh đã có kinh nghiệm về tiếng Anh, và ‘khôn’ hơn con anh vì biết nhiều kỹ thuật, phương pháp học tiếng Anh, nên tiếp tục học tiếng Anh theo tiến trình phản tự nhiên; trong khi con anh, vì không ‘thông minh’ bằng anh, và thiếu kinh nghiệm, nên đã học tiếng Anh theo tiến trình tự nhiên mà không theo một phương pháp cụ thế nào để học vocabulary, grammar, listening, speaking cả.
- Đi vào cụ thể từ vựng Anh.
(Những phân tích sau đây là để thuyết phục ACE đi vào tiến trình tự nhiên – và điều này đòi hỏi phải xóa bỏ cái phản xạ lâu ngày của mình là học theo tiến trình ngược – và công việc xóa bỏ cái phản xạ sai này lại làm cho ta mất thêm thì giờ. ACE đọc để tin vào tiến trình tự nhiên, chứ không phải để nhớ những phân tích ‘tào lao’ này, khiến lại bị trở ngại thêm trong quá trình nâng cao kỹ năng của mình.
- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe nguyên âm:
Tiếng Anh là tiếng phụ âm.
Tiếng Anh chủ yếu là ngôn ngữ đa âm:
Một từ thường có nhiều âm. Lỗ tai chúng ta đã ‘bị điều kiện hóa’ để nghe âm tiếng Việt. Tiếng Việt là loại tiếng đơn âm, vì thế, mỗi tiếng là một âm và âm chủ yếu trong một từ là nguyên âm. Đổi một nguyên âm thì không còn là từ đó nữa: ‘ma, mi, mơ’ không thể hoán chuyển nguyên âm cho nhau, vì ba từ có ba nghĩa hoàn toàn khác nhau. Mặc khác, tiếng Việt không bao giờ có phụ âm cuối từ. Ngay cả những chữ mà khi viết có phụ âm cuối, thì người việt cũng không đọc phụ âm cuối; ví dụ: trong từ ‘hát’, nguyên âm mới là ‘át’, h(ờ)-át, chứ không phải là h(ờ)-á-t(ơ), trong khi đó từ ‘fat’ tiếng Anh được đọc là f(ờ)-a-t(ờ), với phụ âm ‘t’ rõ ràng.
Trong tiếng Việt hầu như không có những từ với hai phụ âm đi kế tiếp (ngoài trừ ch và tr – nhưng thực ra, ch và tr cũng có thể thay bằng 1 phụ âm duy nhất) vì thế, tai của một người Việt Nam = chưa bao giờ làm quen với ngoại ngữ – không thể nhận ra hai phụ âm kế tiếp. Do đó, muốn cho người Việt nghe được một tiếng nước ngoài có nhiều phụ âm kế tiếp, thì phải thêm nguyên âm (ơ) vào giữa các phụ âm; ví dụ: Ai-xơ-len; Mat-xơ-cơ-va.
Với kinh nghiệm (phản xạ) đó, một khi ta nghe tiếng Anh, ta chờ đợi nghe cho đủ các nguyên âm như mình NHÌN thấy trong ký âm (phonetic signs), và không bao giờ nghe được cả. Ví dụ: khi học từ America ta thấy rõ ràng trong ký âm: (xin lỗi vì không thể ghi phonetic signs vào trang này) ‘ơ-me-ri-kơ’, nhưng không bao giờ nghe đủ bốn âm cả, thế là ta cho rằng họ ‘nuốt chữ’. Trong thực tế, họ đọc đủ cả, nhưng trong một từ đa âm (trong khi viết) thì chỉ đọc đúng nguyên âm ở dấu nhấn (stress) – nếu một từ có quá nhiều âm thì thêm một âm có dấu nhấn phụ (mà cũng có thể bỏ qua) – còn những âm khác thì phải đọc hết các PHỤ ÂM, còn nguyên âm thì sao cũng đưọc (mục đích là làm rõ phụ âm). Có thể chúng ta chỉ nghe: _me-r-k, hay cao lắm là _me-rơ-k, và như thế là đủ, vì âm ‘me’ và tất cả các phụ âm đều hiện diện. Bạn sẽ thắc mắc, nghe vậy thì làm sao hiểu? Thế trong tiếng Việt khi nghe ‘Mỹ’ (hết) không có gì trước và sau cả, thì bạn hiểu ngay, tại sao cần phải đủ bốn âm là ơ-mê-ri-kơ bạn mới hiểu đó là ‘Mỹ’?
Tóm lại: hãy nghe phụ âm, đừng chú ý đến nguyên âm, trừ âm có stress!
Một ví dụ khác: từ interesting! Tôi từng được hỏi, từ này phải đọc là in-tơ-res-ting hay in-tơ-ris-ting mới đúng? Chẳng cái nào đúng, chẳng cái nào sai cả.
Nhưng lối đặt vấn đề sai! Từ này chủ yếu là nói ‘in’ cho thật rõ (stress) rồi sau đó đọc cho đủ các phụ âm là người ta hiểu, vì người bản xứ chỉ nghe các phụ âm chứ không nghe các nguyên âm kia; nghĩa là họ nghe: in-trstng; và để rõ các phụ âm kế tiếp thì họ có thể nói in-tr(i)st(i)ng; in – tr(ơ)st(ơ)ng; in-tr(e)st(ư)ng. Mà các âm (i)(ơ), để làm rõ các phụ âm, thì rất nhỏ và nhanh đến độ không rõ là âm gì nữa. Trái lại, nếu đọc to và rõ in-tris-ting, thì người ta lại không hiểu vì dấu nhấn lại sang ‘tris’!
Từ đó, khi ta phát âm tiếng Anh (nói và nghe là hai phần gắn liền nhau – khi nói ta phát âm sai, thì khi nghe ta sẽ nghe sai!) thì điều tối quan trọng là phụ âm, nhất là phụ âm cuối. Lấy lại ví dụ trước: các từ fire, fight, five, file phải được đọc lần lượt là fai- (ơ)r; fai-t(ơ); fai-v(ơ), và fai- (ơ)l, thì người ta mới hiểu, còn đọc ‘fai’ thôi thì không ai hiểu cả.
Với từ ‘girl’ chẳng hạn, thà rằng bạn đọc gơ-rôl / gơ-rơl (dĩ nhiên chỉ nhấn gơ thôi), sai hẳn với ký âm, thì người ta hiểu ngay, vì có đủ r và l, trong khi đó đọc đúng ký âm là ‘gơ:l’ hay bỏ mất l (gơ) thì họ hoàn toàn không hiểu bạn nói gì; mà có hiểu chăng nữa, thì cũng do context của câu chứ không phải là do bạn đã nói ra từ đó.
- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe âm Việt.
Các nguyên âm Việt và Anh không hề giống nhau. Một âm rất rõ trong tiếng Anh sẽ rất nhoè với một lỗ tai người Việt, và một âm rất rõ trong tiếng Việt thì rất nhoè trong lỗ tai người Anh (người bản xứ nói tiếng Anh). Ví dụ: Khi bạn nói: “Her name’s Hương!” Bạn đọc từ Hương thật rõ! Thậm chí la lên thật to và nói thật chậm thì người ấy vẫn không nghe ra. Vì ‘ươ’ đối với họ là âm rất nhoè. Nhưng nói là ‘Hu-ôn-gh(ơ)’ họ nghe rõ ngay; từ đó ta phải hiểu họ khi nói đến cô Huôngh chứ đừng đòi hỏi họ nói tên Hương như người Việt (phải mất vài năm!).
Tương tư như vậy, không có nguyên âm tiếng Anh nào giống như nguyên âm tiếng Việt. Nếu ta đồng hóa để cho dễ mình, là ta sẽ không nghe được họ nói, vì thế giới này không quan tâm gì đến cách nghe của người Việt Nam đối với ngôn ngữ của họ.
Ví dụ: âm ‘a’ trong ‘man’ thì không phải là ‘a’ hay ‘ê’ hay ‘a-ê’ hay ‘ê-a’ tiếng Việt, mà là một âm khác hẳn, không hề có trong tiếng Việt. Phải nghe hàng trăm lần, ngàn lần, thậm chí hàng chục ngàn lần mới nghe đúng âm đó, và rất rõ! Ấy là chưa nói âm ‘a’ trong từ này, được phát âm khác nhau, giữa một cư dân England (London), Scotland, Massachusetts (Boston), Missouri, Texas!
Cũng thế, âm ‘o’ trong ‘go’ không phải là ‘ô’ Việt Nam, cũng chẳng phải là ô-u (như cách phiên âm xưa) hay ơ-u (như cách phiên âm hiện nay), lại càng không phài là ‘âu’, mà là một âm khác hẳn tiếng Việt. Phát âm là ‘gô’, ‘gơu’ hay ‘gâu’ là nhoè hẳn, và do đó những từ dễ như ‘go’ cũng là vấn đề đối với chúng ta khi nó được nói trong một câu dài, nếu ta không tập nghe âm ‘ô’ của tiếng Anh đúng như họ nói.
Một âm nhoè thì không có vấn đề gì, nhưng khi phải nghe một đoạn dài không ngưng nghỉ thì ta sẽ bị rối ngay.
Đây cũng là do một kinh nghiệm tai hại xuất phát từ việc tiếp thu kiến thức. Trong quá trình học các âm tiếng Anh, nhiều khi giáo viên dùng âm Việt để so sánh cho dễ hiểu, rồi mình cứ xem đó là ‘chân lý’ để không thèm nghĩ đến nữa. Ví dụ, muốn phân biệt âm (i) trong sheep và ship, thì giáo viên nói rằng I trong sheep là ‘I dài’ tương tự như I trong tiếng Bắc: ít; còn I trong ship là I ngắn, tương tự như I trong tiếng Nam: ít – ích. Thế là ta cho rằng mình đã nghe được I dài và I ngắn trong tiếng Anh rồi, nhưng thực chất là chưa bao giờ nghe cả! Lối so sánh ấy đã tạo cho chúng ta có một ý niệm sai lầm; thay vì xem đấy là một chỉ dẫn để mình nghe cho đúng âm, thì mình lại tiếp thu một điều sai!
Trong tiếng Anh không có âm nào giống âm I bắc hoặc I nam cả! Bằng chứng: ‘eat’ trong tiếng Anh thì hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng bắc, và ‘it’ trong tiếng Anh hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng nam! Vì thế, phải xóa bỏ những kinh nghiệm loại này, và phải nghe trực tiếp thôi!
- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng chữ viết.
Nếu ta hỏi một em bé: cháu nghe bằng gì? Thì nó sẽ trả lời: Nghe bằng tai! Nếu ta bảo: “Cháu phải nghe bằng mắt cơ!” Chắc em bé tưởng ta … trêu cháu! Thế nhưng điều xảy ra cho nhiều người học tiếng nước ngoài là Nghe Bằng Mắt!
Thử nhìn lại xem. Trong giai đoạn đầu tiếp xúc với tiếng Anh, khi ta nghe một người nói: “I want a cup of coffee!”. Tức tốc, chúng ta thấy xuất hiện câu ấy dưới dạng chữ Viết trong trí mình, sau đó mình dịch câu ấy ra tiếng Việt, và ta HIỂU! Ta Nghe bằng MẮT, nếu câu ấy không xuất hiện bằng chữ viết trong đầu ta, ta không Thấy nó, thì ta … Điếc!
Sau này, khi ta có trình độ cao hơn, thì ta hiểu ngay lập tức chứ không cần phải suy nghĩ lâu. Thế nhưng tiến trình cũng chẳng khác nhau bao nhiêu, ta vẫn còn thấy chữ xuất hiện và dịch, cái khác biệt ấy là ta viết và dịch rất nhanh, nhưng từ một âm thanh phát ra cho đến khi ta hiểu thì cũng thông qua ba bước: viết, dịch, hiểu. Khi ta đi đến một trình độ nào đó, thì trong giao tiếp không có vấn đề gì cả, vì các câu rất ngắn, và ba bước đó được ‘process’ rất nhanh nên ta không bị trở ngại, nhưng khi ta nghe một bài dài, thì sẽ lòi ra ngay, vì sau hai, ba, bốn câu liên tục ‘processor’ trong đầu ta không còn đủ thì giờ để làm ba công việc đó.
Trong lúc nếu một người nói bằng tiếng Việt thì ta nghe và hiểu ngay, không phải viết và dịch (tại vì ngày xưa khi ta học tiếng Việt thì quá trình là nghe thì hiểu ngay, chứ không thông qua viết và dịch, vả lại, nếu muốn dịch, thì dịch ra ngôn ngữ nào?), và người nói có nhanh cách mấy thì cũng không thể nào vượt cái khả năng duy nhất của chúng ta là ‘nghe bằng tai’.
Vì thế, một số sinh viên cảm thấy rằng mình tập nghe, và đã nghe được, nhưng nghe một vài câu thì phải bấm ‘stop’ để một thời gian chết – như computer ngưng mọi sự lại một tí để process khi nhận quá nhiều lệnh – rồi sau đó nghe tiếp; nhưng nếu nghe một diễn giả nói liên tục thì sau vài phút sẽ ‘điếc’. Từ đó, người sinh viên nói rằng mình ‘đã tới trần rồi, không thể nào tiến xa hơn nữa! Vì thế giới này không stop cho ta có giờ hiểu kịp’!’
Từ những nhận xét trên, một trong việc phải làm để nâng cao kỹ năng nghe, ấy xóa bỏ kinh nghiệm Nghe bằng Mắt, mà trở lại giai đoạn Nghe bằng Tai, (hầu hết các du học sinh ở nước ngoài, sau khi làm chủ một ngoại ngữ rồi từ trong nước, đều thấy ‘đau đớn và nhiêu khê’ lắm khi buộc phải bỏ thói quen nghe bằng mắt để trở lại với trạng thái tự nhiên là nghe bằng tai! Có người mất cả 6 tháng cho đến 1 năm mới tàm tạm vượt qua).
- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng cấu trúc văn phạm.
Khi nghe ai nói, ta viết một câu vào đầu, và sửa cho đúng văn phạm, rồi mới dịch, và sau đó mới hiểu! Ví dụ. Ta nghe ‘iwanago’ thì viết trong đầu là ‘I want to go’, xong rồi mới dịch và hiểu; nếu chưa viết được như thế, thì iwanago là một âm thanh vô nghĩa.
Thế nhưng, nếu ta nghe lần đầu tiên một người nói một câu hằng ngày: igotago, ta không thể nào viết được thành câu được, và vì thế ta không hiểu. Bởi vì thực tế, câu này hoàn toàn sai văn phạm. Một câu đúng văn phạm phải là ‘I am going to go’ hoặc chí ít là ‘I have got to go’. Và như thế, đúng ra thì người nói, dù có nói tốc độ, cũng phải nói hoặc: I’m gona go; hoặc I’ve gota go (tiếng Anh không thể bỏ phụ âm), chứ không thể là I gotta go!
Thế nhưng trong thực tế cuộc sống người ta nói như thế, và hiểu rõ ràng, bất chấp mọi luật văn phạm. Văn phạm xuất phát từ ngôn ngữ sống, chứ không phải ngôn ngữ sống dựa trên luật văn phạm. Vì thế ta cũng phải biết nghe mà hiểu; còn cứ đem văn phạm ra mà tra thì ta sẽ khựng mãi. (Tôi đang nói về kỹ năng nghe, còn làm sao viết một bài cho người khác đọc thì lại là vấn đề khác!)
Tóm lại, trong phần chia sẻ này, tôi chỉ muốn nhắc với ACE rằng, hãy NGHE ĐIỀU NGƯỜI TA NÓI, CHỨ ĐỪNG NGHE ĐIỂU MÌNH MUỐN NGHE, và muốn được như vậy, thì HÃY NGHE BẰNG TAI, ĐỪNG NGHE BẰNG MẮT!
Hai bài trước đây, tôi nói về việc nghe ‘âm thanh’ của tiếng Anh, có nghĩa là làm sao phân biệt được các âm với nhau đến nỗi, dù không hiểu câu ấy nói gì, cũng có thể lặp lại đúng lời người ta nói ra (câu càng dài thì kỹ năng nghe của mình càng cao). Dĩ nhiên, có những người được ‘lỗ tai âm nhạc’ thiên phú nên phân biệt âm thanh rất nhanh. Ví dụ em Wendy Võ, một nhi đồng gốc Việt tại North Carolina (tên Việt Nam là Võ thị Ngọc Diễm). Năm nay em mới 8 tuổi mà đã nói được 11 thứ tiếng và soạn 45 bản nhạc.
Em có khả năng lặp lại một câu nói bằng bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới, mà không cần hiểu nghĩa. Thế nhưng thường thường, người ta phải mất nhiều thời gian để phân biệt các âm trong một ngôn ngữ mới, tuy nhiên TẤT CẢ MỌI NGƯỜI đều có khả năng này, bằng chứng là không một người nào trên trái đất (trừ người điếc) là không thể nghe và nói ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.
Nếu thời gian qua, các bạn đã lắng nghe âm thanh tiếng Anh thôi, thì đến nay, hẳn bạn đã nhận thấy rằng bỗng dưng có một số từ hay cụm từ mình nghe rõ ràng hơn xưa, đặc biệt là những con số và những danh từ riêng (của các nhân vật, các địa danh … ), và những từ mình đã quen thuộc. Có những đoạn bạn nghe một thời gian dài 5-15 phút (như trên TV) rồi bỗng thấy mình ‘hiểu’ cơ bản nội dung chương trình đó.
Như thế là các bạn đã nghe tiếng Anh. Nhưng dù muốn dù không, khi nghe một ngôn ngữ mà chỉ nghe âm thanh thôi, thì cũng giống như mình nghe nhạc (không lời), hay nghe tiếng gió, tiếng chim. Nếu chỉ nghe như thế thì không đáng bỏ công, vì ngôn ngữ cốt là để truyền tin (truyền một thông tin). Nếu ta không nắm được thông tin bên dưới âm thanh phát ra bằng tiếng Anh, thì kể như chúng ta không ‘nghe’ được tiếng Anh.
Vì thế, điều chúng ta cần học lại trước hết là nghe tiếng Anh (như một âm thanh thuần túy) để tiến đến bước sau cùng (mà bình thường người học ngoại ngữ xem là bước đầu tiên), ấy là ‘nghe’ tiếng Anh, theo nghĩa là ‘hiểu’ một thông tin.
Vì thế, sau hai bài để nói về cách nghe tiếng Anh, hôm nay tôi sẽ đi sâu hơn, ấy là ‘nghe’ tiếng Anh, theo nghĩa là nắm bắt nội dung của thông tin qua một chuỗi âm thanh bằng tiếng Anh.
Nghe tiếng Anh và “nghe” tiếng Anh
1. “Nghe” trong ngữ cảnh.
Tôi từng nhắc đi nhắc lại rằng đừng bao giờ tra từ điển khi mình nghe một diễn từ. Điều chủ yếu là nghe và lặp lại được những âm thanh đã nghe, rồi dần dần hiểu được một từ mới, khi nó xuất hiện trong nhiều nội dung khác nhau (nếu cả năm mình mới nghe từ đó một lần, có nghĩa là từ ấy không thông dụng và, trong giai đoạn này, ta không cần phải bận tâm đến nó!). Ví dụ: bạn nghe nhiều lần (âm thanh) ‘oubou’ mà không hiểu nghĩa, lần lượt trong những câu sau:
- To play the ‘oubou’ you need to have strong arms.
- The ‘oubou’ is considered one of the most difficult instruments to play.
- The ‘oubou’ is very difficult to play, because Karen must force air at very high pressure into the tiny double reed.
Lần đầu tiên, bạn chẳng biết âm ‘oubou’ chỉ cái gì, nhưng vì đi với play nên bạn đoán rằng đó là một cái gì để ‘chơi’. Như thế là đã ‘hiểu’ một cách tổng quát.
Lần 2, với từ ‘instrument’ bạn biết rằng đó là cái để ‘chơi’ nhưng không phải là trong thể thao, mà là trong âm nhạc.
Lần thứ ba, với cụm từ ‘must force air’ thì ta biết rằng đó là một nhạc cụ thổi hơi (khí nhạc) chứ không phải là nhạc cụ dây hay gõ… Và ta tạm hiểu như thế, mà không cần biết phải viết thế nào, cho đến khi đọc câu sau (chẳng hạn):
The oboe looks very similar to the clarinet, but sounds very different!
Thế là ta biết được rõ ràng đó là một nhạc khí tương tự như clarinet, và từ mà ta nghe là ‘oubou’ thì được viết là oboe (và ta đọc đúng ngay chứ không cần phải tra từ điển!)
Ps: Đây cũng là vấn đề ‘hiểu’ một từ. Chúng ta có cảm giác rằng nếu dịch được tiếng ấy ra là ta hiểu ngay, thế nhưng không có gì sai cho bằng. Nếu bạn học theo quá trình ngược, nghĩa là khởi sự biết từ ấy dưới dạng chữ viết, bạn sẽ tra từ điển và đọc là: kèn ô-boa! Bạn thấy hài lòng vì mình đã hiểu! Nhưng thực ra, nếu bạn không phải là một nhạc sĩ, thì ‘kèn ô-boa’ cũng chẳng thêm gì trong kiến thức bạn.
Ngay trong tiếng mẹ đẻ, ta có thể hài lòng với khái niệm mơ hồ về một từ, nhưng khi học ngoại ngữ thì ta có cái cảm giác sai lầm là phải trở lại với từ mẹ đẻ mới gọi là hiểu. Đối với tôi, nightingale là một loại chim có tiếng hót hay và thường hót vào ban đêm, còn có dịch ra là ‘sơn ca’ hay ‘họa mi’ thì cũng bằng thừa, vì tôi chưa bao giờ thấy và biết chim ‘sơn ca’ hay ‘họa mi’. Thậm chí không biết là có phải một loài chim hay hai loài chim khác nhau, vì cả hai từ đều được dịch là nightingale.
2. Nghe trong toàn bộ bối cảnh.
Ta thường nghĩ rằng: ‘một từ thì có một nghĩa nhất định’. Hoàn toàn sai.
- Thử tra từ ‘tiêu cực’ trong từ điển: negative. Như thế, ‘một cán bộ tiêu cực’ phải được dịch là ‘a negative cadre’! Nếu cụm từ tiếng Việt có ý nghĩa rõ ràng thì cụm từ dịch ra tiếng Anh (như trên) là hoàn toàn vô nghĩa! Nói cách khác: khi người Anh nói ‘negative’, thì người Việt hiểu là ‘tiêu cực’; nhưng khi người Việt nói ‘tiêu cực’, thì người Anh không thể hiểu là ‘negative.’
- Từ đó ta không thể nào hiểu đúng nghĩa một từ tiếng Anh nếu không đặt vào trong bối cảnh của nó. Ví dụ: nếu không để ý rằng câu chuyện xảy ra ở Anh hay ở Mỹ, thì khi nghe từ corn ta có thể hiểu sai: Ở Anh là lúa mì, và ở Mỹ là bắp!
Nếu thấy một người mở nắp bình xăng lên mà nói ‘Oh my! No more gas’ thì ta hiểu ngay rằng ‘gas’ chính là ‘xăng’, mặc dù trước đó mình có thể học: petrol hay gasoline mới là xăng, còn gas có nghĩa là khí đốt!
Mà nhiều khi bối cảnh rõ đến nỗi, người ta dùng một từ sai mình cũng hiểu đúng. Bạn cứ thử đến cây xăng, mở bình và nói: đổ cho tôi 30.000 dầu! Tôi cam đoan là người ta không thắc mắc gì cả và sẽ đổ XĂNG chứ không đổ DẦU vào xe bạn; cao lắm là trong 100 lần, thì một lần người ta nhắc lại: đổ xăng phải không? Bạn nói là Dầu người ta vẫn hiểu là Xăng. Và trong tiếng Anh cũng thế! Bạn sẽ hiểu một từ trong toàn bộ bối cảnh của nó.
3. Nghe với tất cả giai điệu của câu.
Trong phần đầu tôi nói rằng khi ‘nghe’ một câu, chủ yếu là làm sao nắm bắt được thông tin của chuỗi âm thanh ấy. Nói cách khác, ngôn ngữ có nhiệm vụ là truyền tin. Nhưng ngoài nhiệm vụ truyền tin thì còn một nhiệm vụ thứ hai, vô cùng quan trọng, ấy là nhiệm vụ truyền cảm (truyền một tình cảm). Một câu nói giao tiếp hằng ngày, luôn chuyển tải một phần của thất tình (= bảy tình cảm con người, chứ không phải là bị tình phụ đâu: hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục).
Vì thế, cao độ, tốc độ, cường độ của câu nói, trường độ (độ dài) và dấu nhấn của một từ, có thể là điều mình cần phải ‘nghe’ cùng một lúc với các âm thanh được phát ra, thậm chí nghe âm điệu là chính. Nếu không thì ta hiểu sai, hoặc không hiểu gì cả. Đừng tưởng rằng khi ta nghe được từ ‘hate’ là ta hiểu ngay: ghét!
Vì dụ nghe một cô gái nói với một cậu trai: I hate you! Câu này không phải lúc nào cũng là ‘Em ghét anh’! Nói với một ngữ điệu nào đó thì có thể hiểu là: Tôi căm thù anh; hay Thôi, để tôi yên; hay Anh làm tôi bực mình; hoặc trái lại: Anh làm em cảm động quá; thậm chí: Em yêu anh quá chừng chừng!
Và cách nhấn câu cũng thế.
Ví dụ trong câu sau đây:
I didn’t say Paul stole my watch!
Nếu người nói nhấn mạnh các từ theo 7 khác nhau, mỗi cách nhấn một từ ( I – didn’t – say – Paul – stole – my – watch ) thì nghĩa sẽ khác nhau hoàn toàn:
I didn’t say Paul stole my watch! (Somebody else said that!)
I didn’t say Paul stole my watch! (No! I didn’t act like that)
I didn’t say Paul stole my watch! (I disclosed by another way, but I didn’t SAY) v.v
Khi học tiếng Việt, chúng ta nghe toàn bộ giai điệu, nên hiểu (và nói đúng) cao độ của một từ (nói đúng các dấu); thế nhưng khi một người nước ngoài học tiếng Việt, chúng ta phải khổ công giải thích cho họ lên giọng, xuống giọng, uốn giọng như thế nào để nói các dấu sắc, huyền, nặng, hỏi – ngã (do học nghe bằng tai nên người Nam và người Trung đồng hóa? trong khi người Bắc phân biệt chúng rõ ràng).
Vì thế, ngược lại, khi nghe tiếng Anh, cần phải nghe toàn bộ âm điệu để nắm bắt những tình cảm bên dưới câu nói.
Nghe với cả giai điệu, mình sẽ hiểu (và sau này sẽ dùng) những câu hay thành ngữ một cách chính xác như người bản ngữ, mà không cần phải dịch ra. Ví dụ: các câu ngắn như: Oh my God! Look at this! Hoặc No way! Hoặc You’re joking/kidding! Với giọng điệu khác nhau, những câu nói hằng ngày đó có thể được hiểu là một tiếng khen hay chê, thán phục hay thất vọng, bằng lòng hay bất bình, chấp thuận hay từ chối!
Và từ đó, mình sẽ biết đối xử khi dùng tiếng Anh cho đúng nghĩa, chứ không chỉ đúng văn phạm. Ví dụ, khi tiếp một nhân vật quan trọng đến công ty bạn, bạn chuẩn bị nói một câu mời rất trân trọng và đúng nghi thức (formal): Would you please (to) take a seat? Thế nhưng bạn căng thẳng đến độ nói theo một âm điệu nào đó khiến người kia bực mình với bạn (mà bạn không hề biết), vì ngỡ rằng bạn diễu cợt người ta! Thế là hỏng cả một cuộc đàm phán.
Thà rằng bạn nói đơn sơ: Sit down! Với một giọng hòa nhã, thái độ tôn trọng, cử chỉ lịch thiệp và nụ cười nồng hậu, thì không ai lầm bạn! Trái lại, nói câu rất formal trên kia, với thái độ căng thẳng và giọng nói cộc cằn (vì sợ nói sai!), thì tai hại hơn nhiều.
4. Nghe với những gì một từ bao hàm.
Ngôn ngữ dùng để truyền tin, nhưng đồng thời cũng truyền cảm. Vì thế, mỗi danh từ vừa chỉ định một cái gì cụ thể (denotation), vừa kèm theo một tình cảm (connotation). Các từ this gentleman, this man, this guy, this rascal đều có một denotation như nhau là một người nam nào đó, nhưng connotation thì hoàn toàn khác; cũng như đối với một người nữ nào đó ta có thể dùng: a lady, a woman, a girl, a whore. Cùng một từ như communism chẳng hạn.
Khi học tiếng Anh, muốn nâng cao vốn từ vựng thì ta cố học nhiều từ đồng nghĩa (synonyms). Thế nhưng, không bao giờ có synonyms đích thực cả: chỉ tương đương trong denotation chứ connotation hoàn toàn khác (và cũng vì thế mà không bao giờ có hai từ hoàn toàn có nghĩa giống nhau ở hai ngôn ngữ khác nhau: mother/father không hoàn toàn là cha/mẹ – và mummy/daddy không hoàn toàn là ba/má; vì tình cảm đính kèm với các từ ấy khác hẳn giữa người Việt và người Anh). “Nghe” tiếng Anh, chính là biết nghe những connotations trong các thuật ngữ mình nghe.
Cho đến nay, tôi chỉ đề nghị các bạn nghe tin tức. Nhưng đó là giai đoạn nghe để quen với các âm. Trong giai đoạn ‘nghe’ tiếng Anh này, phải bớt giờ nghe tin tức mà xem phóng sự hoặc các phim truyện. Trên thế giới, các speakers của các chương trình tin tức buộc phải nói với thái độ neutral, nghĩa là không được dùng từ kèm theo tình cảm, và không được xử lý âm điệu để nói lên tình cảm của mình, vì thế họ nói rất dễ nghe, nhưng chỉ nghe tin tức thôi thì ta bỏ sót một phần khá chủ yếu trong tiếng Anh.
5. Nghe bằng trái tim để cảm điều họ cảm.
Và cuối cùng, đối với các bạn muốn đi thật sâu vào tiếng Anh, thì có thể phối hợp tất cả các kỹ năng để hiểu những điều tiềm tàng bên dưới ngôn ngữ giao tiếp; và điều này hướng đến cách nghe văn học. Mọi ngôn ngữ đều gợi lên một cái gì đó vượt lên trên từ ngữ. Vì thế, thi ca là một ngôn ngữ đặc biệt. Người Việt nào, dù thích hay không thích, vẫn cảm được ngôn ngữ của thi ca. Do đó, muốn nâng cao kỹ năng ‘nghe’ tiếng Anh của mình thì cần tập nghe những bài thơ.
Cho đến nay, khó tìm những bài thơ audio, nhưng không phải là không có. Tập nghe đọc thơ, dần dần, chúng ta sẽ cảm được cái tinh túy của tiếng Anh, từ đó ta cảm được vì sao cùng một tư tưởng mà diễn đạt cách này thì ‘hay’ hơn cách kia. Bấy giờ ta mới có quyền nói: tôi đã ‘nghe’ được tiếng Anh.
Ví dụ, khi muốn người ta cảm nhận tiếng gió mùa thu, thì Xuân Diệu đã sử dụng âm ‘r’ trong bài “Đây Mùa Thu Tới”:
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Tương tự như vậy Robert L. Stevenson viết trong The Wind
I saw you toss the kites on high
And blow the birds about the sky;
And all around I heard you pass,
Like ladies’ skirts across the grass..
Tác giả đã làm cho ta cảm được làn gió hiu hiu với các âm ‘r’ và ‘s’ nối tiếp và quyện vào nhau trong câu cuối, kèm với hình ảnh độc đáo của váy các mệnh phụ lướt qua trên cỏ (điều mà người Việt Nam hoàn toàn không có kinh nghiệm, vì mọi nét yêu kiều đều gắn liền với tà áo dài).

Kết luận:

Tôi đã bắt đầu gợi ý nghe tiếng Anh để rồi đi đến vấn đề ‘nghe’ tiếng Anh. Tuy nhiên, tôi lặp lại, những gì tôi nói chỉ là lý thuyết, và không có lý thuyết nào có thế làm cho bạn nghe được tiếng Anh. Cách duy nhất ấy là bạn phải tự mình nghe và rút ra những phương pháp thích hợp với xu hướng, kinh nghiệm và sở thích của mình.
Qua loạt bài này, tôi luôn đả phá cách nghe dựa trên viết và dịch. Thế nhưng, những điều tôi cho là trở ngại, nhiều khi lại có ích cho bạn, vì những thứ ấy không cản trở mà còn giúp bạn những cột móc để bám vào. Vâng. Nếu các bạn thấy việc đọc script, hoặc học từ vựng, hoặc viết thành câu và tra từ điển – như vẫn làm từ trước đến nay – giúp cho bạn nghe và hiểu nhanh hơn thì cứ sử dụng phương pháp của mình.
Tôi chỉ nhắc lại một điều này:
Tất cả những trợ giúp đó cũng giống như chiếc phao cho người tập bơi. Khi tập bơi, nhiều người cần có một cái phao để bám vào cho dễ nổi, từ đó bạo dạn xuống nước mà tập bơi. Và không ít người bơi giỏi đã khởi sự như thế. Bạn cũng vậy, có thể những cách nghe từ trước đến giờ (nhìn script – học từ – kiểm tra văn phạm) giúp bạn những cột chắc chắn để bám vào mà nghe.
Vậy thì xin nhớ rằng: Chiếc phao giúp cho bạn nổi, nhưng không giúp cho bạn biết bơi. Đến một giai đoạn nào đó, chính chiếc phao lại cản trở bạn và không cho bạn bơi thoải mái.
Hãy vứt cái phao sớm chừng nào hay chừng nấy, nếu không nó trở thành một trở ngại cho bạn khi bạn muốn bơi nhanh và xa.
Hãy vứt những chữ viết khi nghe nói, nhanh chừng nào hay chừng ấy, nếu không chúng sẽ cản trở bạn và bạn không bao giờ thực sự ‘nghe’ được tiếng Anh!

(Sưu tầm)

BẮT ĐẦU

7 năm học tiếng anh tại trường cấp 2 rồi cấp 3, hi, 7 năm, nhiều thật. Thật là một quãng thời gian dài. Nhưng, kiến thức thu được thì...Zero/

Với nhiều người có thế sẽ khác, nhưng riêng bản thân tôi thì như thế. Cấp 2, tôi ham chơi và mất gốc quá sớm vì thế càng học tôi càng không biết gì, càng chán lại càng muốn bỏ, chỉ cho đến khi bước chân vào giảng đường...

Mấy năm học cao đẳng, tiếng anh thật sự là quan trọng. Tôi đã phải tự học, hì nói là tự học nhưng thực ra chẳng được gì nhiều cho lắm. Tôi có thể giao tiếp được chút ít, nghe-nói cũng tạm tạm và khoảng được nhất có lẽ là dịch. :D

Bắt tay vào học tôi cảm thấy có rất nhiều điều thú vị. Tôi cũng phải thật lòng cám ơn cái quá khứ ham chơi của mình. Hì, tại sao? bởi lẽ, tiếp xúc với khá nhiều tài nguyên trên mạng tôi càng nhận thấy có qúa nhiều kiến thức mà thầy cô truyền thụ từ cấp 2 thậm chí cấp 3 là "không chuẩn", không đúng thứ tự... Giả sử tôi học hành chăm chỉ lúc đó thì bây giờ chắc tôi phải nai lưng ra mà sửa(Tôi nhấn mạnh đến phát âm là nhiều còn phần ngữ pháp ko đề cập đến), mà sửa thói quen thì... theo tôi đó là công việc cả đời..

Nói thế cũng đủ rồi, với chủ đề "IMPROVE MY ENGLISH" tôi sẽ bắt đầu lại tiếng anh của mình từ đầu. Vừa là học cho mình, vừa là nơi lưu trữ một số tài liệu cho những ai cần. Và nếu bạn có ghé qua đây, xin dành chút thời gian chỉ bảo cho tôi, tôi thật sự rất biết ơn đấy!

Ở bài viết sau tôi sẽ post một bài viết mà tôi bắt gặp được trong khỏang thời gian đầu tìm hướng đi, phương pháp học tốt nhất cho mình. Đó là một bài viết hay và ý nghĩa...

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | 100 Web Hosting